096 365 1800 Tư vấn miễn phí 24/7
098 291 3330 Tư vấn miễn phí 24/7

Thành công luôn tạo ra sự thăng tiến và cả lòng ganh tị. Trên chặng đường cống hiến cho công việc, để có thể leo lên được vị trí cao, thì bạn cũng phải vượt qua nhiều bạn bè và có khi là những kẻ ghen ghét với bạn. Vậy cạnh tranh và ghen ghét nơi công sở khác nhau như thế nào? Cùng phân biệt sự cạnh tranh và ghen ghét nơi công sở qua bài viết dưới đây.

Cạnh tranh nơi công sở là gì?

Môi trường làm việc cạnh tranh bao gồm các ưu đãi như giải thưởng và tiền thưởng hay cơ hội được đề bạc thăng chức trong thời gian sắp tới. Ngoài tiền lương tháng thì ưu đãi sẽ là động lực to lớn thúc đẩy tinh thần làm việc cao độ của nhân viên. Tuy nhiên, sự cạnh tranh nơi công sở cũng mang lại những hậu quả tai hại. 

Nhưng sự xung đột, tranh cải nơi công sở không hẳn là xấu. Cùng tìm hiểu qua những điều mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Những bất lợi của cạnh tranh nơi công sở

Sự lo lắng và căng thẳng

Bên cạnh, nhân viên hiếu thắng muốn thể hiện bản thân thì vẫn có những nhân viên không thích hợp và không muốn gia nhập vào vòng xoáy của sự canh tranh. Với họ sự canh tranh chỉ làm họ thêm lo lắng, căng thẳng và không phải bộ phận nào cũng thích hợp với sự cạnh tranh.

Văn phòng kinh doanh có lẽ là cạnh tranh nhiều nhất, bởi ai cũng muốn mình trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc, có doanh thu cao.

Ghen ghét nơi công sở

Sự ghen ghét bắt nguồn từ cảm xúc của nhân viên khi thấy mình thua kém các nhân viên khác và sẽ cảm thấy bất mãn, tức giận. Cảm xúc này không chỉ có trong suy nghĩ mà còn thể hiện ra bên ngoài như qua lời nói và cả hành động.

Nguyên nhân tạo ra sự ghen ghét đó chính là sự hẹp hòi, luôn so sánh bản thân mình với người khác, so sánh cái mình đã đạt được và người khác đạt được, dẫn đến sự khó chịu, bức bối trong lòng khi thấy ai đó hơn mình. 

Nhất là về vấn đề danh lợi và những người ghen ghét sẽ không công nhận, đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của người khác mà còn lôi kéo những người có chung suy nghĩ để bắt đầu soi mói, nói xấu sau lưng và tìm cách cản trở.

Ngoài ra, còn vui vẻ khi họ thất bại. Vì sự ghen ghét họ không những sẽ không hợp tác với người năng động mà tìm mọi cách để làm hại để thỏa mãn cái tôi của mình.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp các bạn phân biệt được sự cạnh tranh và ghen ghét nơi công sở. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng mỗi người nên khiêm nhường lắng nghe, học hỏi mọi người xung quanh, thân ái, giúp đỡ, động viên chia sẻ, khuyến khích những thành tích tốt và luôn có sự cạnh tranh lành mạnh nhất.

Các tin tức cùng danh mục


CHÚNG TÔI SẴN SÀNG TRỢ GIÚP
Hotline 01: 098.291.3330
Hotline 02: 096.365.1800
Gọi ĐT tư vấn ngay
Chat ngay qua Messenger
Chat ngay qua Zalo
Xem bản đồ chỉ đường